Tin tức

4 lưu ý khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn

0

Biên bản điều chỉnh hóa đơn là biên bản mà kế toán thường gặp phải. Tuy nhiên, khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, kế toán cần lưu ý những nội dung quan trọng trong biên bản này để đảm bảo việc lập biên bản được chính xác.
Tại Thông tư 32/2011 đã quy định cụ thể: đối với trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, người bán đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đồng thời cả người bán và người mua đã kê khai thuế, rồi sau đó phát hiện ra sai sót thì người bán và người mua cần phải tiến hành lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả 2 bên, đồng thời người bán sẽ tiến hành lập hóa đơn điện tử điều chỉnh lại sai sót.
Các nội dung trong Biên bản điều chỉnh hoá đơn điện tử

lưu ý khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn

Cũng căn cứ tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư 32/2011 đã quy định rõ về nội dung trong biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử như sau: hóa đơn điện tử lập sau phải ghi rõ điều chỉnh tăng hay giảm số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Dựa vào hóa đơn điện tử điều chỉnh này, người bán và người mua sẽ tiến hành thực hiện việc kê khai điều chỉnh theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn. Trong nội dung hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm.
Chú ý quan trọng khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn
Khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, kế toán doanh nghiệp cần chú ý những nội dung sau:
-Nội dung ngày tháng năm trên biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử và ngày tháng năm trên hóa đơn điện tử điều chỉnh phải cùng ngày.
– Nội dung trên biên bản điều chỉnh phải thể hiện rõ: Điều chỉnh hóa đơn số… ngày tháng lập, ký hiệu …. xuất hóa đơn điều chỉnh số ….ngày tháng… ký hiệu … Nội dung điều chỉnh.
– Trong trường hợp phát hiện hóa đơn viết sai đã kê khai thuế thì ngoài việc lập báo cáo điều chỉnh hóa đơn điện tử viết sai phía doanh nghiệp còn phải lập hóa đơn điều chỉnh.
– Biên bản điều chỉnh của hóa đơn điện tử sẽ được cả bên bán và bên mua ký điện tử và lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử. Nếu trong trường hợp người mua không có chữ ký điện tử thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận bằng giấy ghi rõ sai sót có chữ ký của người bán và người mua.
Trong trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng lại ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn mà không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

Xem thêm:

Những chiếc đồng hồ Casio nữ dây da chính hãng có điểm gì đặc biệt?

Đánh giá máy rửa chén bát Teka LCB 14620 hiện đại năm 2020

Tìm hiểu cách làm thon gọn bắp chân hiệu quả nhất hiện nay

Previous article

Các điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Tin tức